Gia Sư Toàn Tâm luôn băn khoăn làm cách nào để ghi nhớ trọn vẹn kiến thức đã học ? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi thường gặp trong quá trình học văn của nhiều học sinh. Trước áp lực của thi cử và quá nhiều kiến thức cần nằm lòng, chúng ta cần hiểu và vạch ra một lộ trình đúng đắn để học và ôn tập hiệu quả. Vậy thì, cách để nhớ những bài văn là gì ?
Gia Sư Toàn Tâm hướng dẫn HỌC HIỂU
Bước đầu tiên để ghi nhớ là hiểu. Hiểu ở đây có nghĩa là chúng ta có thể nắm bắt và lý giải được những kiến thức đã học. Trong văn học, cụ thể là bài thơ hay bài văn, ta cần biết được những nội dung từ khái quát đến chi tiết. Nội dung khái quát ở đây là tên tác giả, tên tác phẩm, nội dung chính của văn bản, nhân vật trung tâm trong văn học là ai… Từ đó, chúng ta mới có thể đi sâu khai thác những vấn đề chi tiết hơn như: phong cách sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, hoàn cảnh và mục đích ra đời của tác phẩm, nét đặc trưng nổi bật và cái hay độc đáo trong tác phẩm đang phân tích, những điểm đáng chú ý về nghệ thuật…
Từ việc hiểu, chúng ta mới có thể dễ dàng hình dung tưởng tượng. Cao hơn nữa, ta có thể đặt mình vào vị trí của nhà văn để cảm thụ và am hiểu những nội dung tư tưởng mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình.
Gia Sư Toàn Tâm cho rằng học văn không phải học vẹt. Và việc học thuộc càng không phải là việc cố gắng ghi nhớ cách dùng từ đặt câu của nhà văn hay của giáo viên. Đây là vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải thay đổi trong cách tư duy.
Vì sao ? Bởi vì mỗi người chúng ta là một cá thể hoàn toàn riêng biệt. Cùng một vấn đề trong cuộc sống nhưng ta đều có cách nhìn nhận và suy nghĩ khác nhau. Văn học cũng như vậy. Suy nghĩ của ta không thể hoàn toàn giống suy nghĩ của giáo viên. Chỉ khi học văn bằng tâm hồn và cảm nhận của chính mình, chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền đạt. Không có đúng hay sai. Chỉ có cách nhìn nhận vấn đề ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Đừng ngại ngần bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình! Hãy mạnh dạn cảm nhận và sáng tạo khi cảm thụ một tác phẩm văn học! Khi phân tích, học sinh nên đặt toàn bộ tâm trí và tình cảm của mình trong vào văn bản để có thể am hiểu, ghi nhớ và viết ra những điều mà mình rung động. Chỉ có như thế, học sinh mới không cảm thấy khó khăn khi học văn. Và cũng chỉ có như thế, việc học văn mới trở nên hứng thú với tất cả mọi người.
Bạn đã áp dụng cách nào bao giờ chưa ?
Gia Sư Toàn Tâm hướng dẫn cách ÔN TẬP
Về cơ bản, trí nhớ của chúng ta được chia ra làm hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Những kỳ thi luôn đòi hỏi chúng ta phải ghi nhớ rất nhiều kiến thức cần thiết, không chỉ môn văn mà còn nhiều môn khác. Vậy thì, cách chúng ta cần làm là biến những kiến thức ở trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn. Và cách duy nhất để làm được điều này chính là không ngừng ôn tập. Không cần cả ngày chỉ học một môn. Mỗi ngày hãy dành ra một chút thời gian để xem lại những kiến thức mà mình đã học. Việc này không hề khó. Vì trước đó, chúng ta đã học và hiểu vấn đề rồi.
Không chỉ vậy, thông qua việc ôn lại, chúng ta còn có thể sâu chuỗi và liên hệ những kiến thức mà mình đã học. Không có kiến thức nào là hoàn toàn riêng biệt. Chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cố gắng tìm ra được sợi dây liên kết giữa các bài học không chỉ giúp ta nhớ kỹ hơn mà còn giúp chúng ta nhớ sâu hơn, mở rộng được vùng kiến thức của bản thân. Đạt đến trình độ đó rồi, rất lâu về sau này, chúng ta cũng không thể nào quên được.
Một cách khác để ôn tập kiến thức là việc giải đề. Giải đề không chỉ giúp ta nắm rõ được cấu trúc bài thi mà còn ta còn có thể thử sức với những câu hỏi tình huống mới. Việc tìm cách hoàn thành tốt đề thi giúp ta giải quyết được vấn đề, vận dụng tốt kiến thức đã học.
Trên đây là những chia sẻ của Gia Sư Toàn Tâm về việc ghi nhớ kiến thức văn học